Tết cổ truyền Việt Nam luôn mang nét đặc trưng riêng với những món ăn đặc biệt, không lẫn lộn vào đâu được. Bài viết dưới đây sẽ điểm danh lại thêm một lần, để nhắc nhớ cho thực đơn ý nghĩa những ngày đầu xuân sắp tới, với những món ăn đặc biệt hơn, vì ẩn chứa những ý nghĩa riêng, hay những đặc trưng văn hóa vùng miền thú vị được bàn về.
1. Bánh chưng – Món ngon không thể thiếu trong ngày Tết
- Bánh chưng là món ăn ngày Tết miền Bắc đặc trưng nhất. Loại bánh này có hình vuông, thường được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và hành củ.
- Ở miền Nam, bánh chưng được biến tấu một chút, thường được gói thành hình đòn trụ và gọi bằng bánh tét. Ngoài hình dáng bên ngoài, bánh tét và bánh chưng hầu như không khác nhau thêm điều gì nữa.
- Bánh chưng và bánh tét được xem là bánh Tết của người Việt Nam. Vào những ngày đầu năm mới, bất cứ gia đình người Việt nào cũng cố sắm sửa lấy một vài cặp bánh chưng hoặc đòn bánh tét để cúng gia tiên và làm đầy đủ hơn bữa cơm đoàn viên.
2. Gà luộc – Món ăn ngày Tết phổ biến nhất
- Gà luộc là món ăn dễ chế biến và xuất hiện nhiều trong mâm cơm của người Việt. Món ăn này cũng là 1 trong 8 món ăn ngày Tết phổ biến nhất mà bạn nên biết.
- Bên cạnh món bánh chưng, món gà luộc luôn được xếp trong danh sách những món ăn ngon ngày Tết thông dụng, dễ chế biến. Đĩa thịt gà hấp dẫn với từng miếng xếp ngay ngắn, da gà vàng ươm luôn là điểm thu hút trong mâm cơm những ngày này.
3. Củ kiệu muối chua – món ăn kèm luôn có trong mâm cỗ ngày Tết
- Những món ăn mỡ màng ngày Tết thường gây ra cảm giác chán ngán. Chính vì thế, củ kiệu muối chua là món ăn khơi gợi lại sự ngon miệng cho gia đình bạn.
- Bạn có thể tự chế biến món ăn ngày Tết này vì muối kiệu cũng không khó lắm, hoặc mua kiệu muối sẵn ở siêu thị nếu bạn không có thời gian. Tuy nhiên, việc tự chuẩn bị món ngon cho gia đình sẽ giúp bạn tìm được niềm hạnh phúc lớn lao từ những gì mà mình làm được.
- Trong trường hợp gia đình bạn không muốn ăn củ kiệu, bạn cũng có thể thay thế bằng các món tương tự khác như dưa món, hành muối chua…
4. Thịt kho tàu – đậm hương vị Tết, thơm gian bếp ngày xuân
- Món thịt kho tàu khá hấp dẫn với màu cánh gián, nổi bật bởi hương vị béo ngậy, mùi hương thơm phưng phức làm nao lòng bất cứ thành viên nào trong gia đình.
- Thịt kho tàu mang lại một ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong mâm cơm ngày Tết. Món ăn này tượng trưng cho sự no đủ, sung túc. Đây có lẽ cũng chính là điều mà người dân Việt mong muốn trong những ngày đầu năm mới.
5. Thịt nấu đông – đặc trưng hương vị Tết miền Bắc
- Nếu ở miền Nam có thịt kho tàu thì ở miền Bắc có món thịt nấu đông. Trong 8 món ăn ngày Tết được liệt kê trong bài viết này, đây có lẽ là món ăn đặc biệt nhất.
- Món thịt nấu đông không được dùng khi nóng mà cần chờ nguội, khi nước kho thịt đông lại thành lớp trong veo. Món ăn hấp dẫn với kết cấu hài hòa, hương vị đặc trưng và mùi vị thơm ngon.
6. Xôi Tết
- Xôi cũng được xem là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có nhiều cách biến tấu để món ăn này thêm phần hấp dẫn. Trong đó, người ta thường nấu xôi gấc, xôi bảy màu, xôi dừa, xôi đậu…
- Đây là món ăn có hương vị thơm ngon với sự mềm dẻo của hạt nếp ngon nấu chín, màu đỏ hấp dẫn nếu nấu với gấc và vị béo bùi khi người nấu cho thêm dừa. Món ăn này ngon hơn khi dùng nóng và thường được trình bày để ăn chung với gà luộc.
7. Canh khổ qua nhồi thịt - món canh giảm ngán và ý nghĩa cầu mong may mắn
- Khổ qua (hay mướp đắng) là loại quả nổi bật bởi vị đắng và màu xanh bắt mắt. Vào ngày Tết, người ta thường chế biến món canh khổ qua nhồi thịt với hi vọng sự “khổ” của một năm cũ sẽ qua đi và chào đón sự may mắn trong năm tới.
- Có nhiều cách chế biến canh khổ qua nhồi thịt. Một số gia đình dùng nguyên cả quả khổ qua bỏ ruột nhưng cũng có những gia đình khác cắt khoanh tròn khổ qua trước khi nhồi thịt, nấu canh. Món ăn có vị thanh mát, nước ngọt và hương vị thơm ngon.
8. Thịt ngâm giấm - món ngon để dành cho dịp Tết luôn bận rộn
- Ở một số tỉnh miền trung, người ta thường chế biến món thịt ngâm giấm cũng gọi thịt ngâm nước mắm để ăn trong những ngày Tết. Món ăn có vị chua ngọt nên rất dễ ăn và được nhiều người yêu thích.
- Nguyên liệu làm món ăn này có thể là thịt heo hoặc thịt bò. Tuy nhiên, thường thì người ta thích sử dụng tai heo ngâm giấm hơn. Lý do là vì thành phẩm không chỉ có vị chua ngọt dễ ăn mà còn tạo cảm giác sần sật khi ăn. Món ăn thường được ăn kèm với rau sống hoặc dưa món, củ kiệu muối chua ngày Tết rất ngon miệng lại không bị ngán.
- Green House chúc mừng tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 (30.01.2022)
- Nho mẫu đơn là gì? Cách để chọn nho mẫu đơn ngon chất lượng (12.11.2021)
- Cách phân biệt bò Úc và bò Mỹ (05.10.2021)
- Những khó khăn khi mua thực phẩm vào mùa dịch (02.09.2021)
- TỔNG HỢP 5 MÓN CỰC NGON TỪ THỊT CỐT LẾT HEO (21.08.2021)
- KHÁM PHÁ CÔNG THỨC LÀM SƯỜN NON XÀO CHUA NGỌT CỦA MIỀN NAM (20.08.2021)
- TOP 4 MÓN CỰC BẮT CƠM CHẾ BIẾN VỚI THỊT BA CHỈ (20.08.2021)
- BẬT MÍ 3 MÓN ĂN ĐƠN GIẢN LÀM TỪ THỊT HEO XAY TRONG MÙA DỊCH (20.08.2021)
- BÚN CÁ MÒI THƠM NGON VÀ ĐẦY DINH DƯỠNG TRONG MÙA DỊCH (20.08.2021)
- Cách hô biến bữa cơm gia gia đình hấp dẫn với bò hầm đậu hà lan (05.08.2021)